HỘI THẢO GIỚI THIỆU TIẾN BỘ KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ MỚI TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN

Ngày 31/10/2022, tại Viện Nghiên cứu Hải sản (Hải Phòng), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo giới thiệu tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong lĩnh vực thủy sản.

Dự hội nghị có các đại biểu đến từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Nghiên cứu Hải sản, các Viện nghiên cứu NTTS I, II, III, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Tổng cục Thủy sản, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT một số địa phương có nghề thủy sản phát triển như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Phú Yên, Bình Thuận…

HỘI THẢO GIỚI THIỆU TIẾN BỘ KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ MỚI TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN

Dự hội nghị có các đại biểu đến từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Nghiên cứu Hải sản, các Viện nghiên cứu NTTS I, II, III, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Tổng cục Thủy sản, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT một số địa phương có nghề thủy sản phát triển như Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Phú Yên, Bình Thuận…

Có 4 bài tham luận được trình bày tại hội thảo của Viện Nghiên cứu Hải sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, II, và III về TBKT và công nghệ mới trong NTTS, định hướng chuyển giao trong giai đoạn tới. Ngoài ra còn có một bài trình bày của Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng về kết quả xây dựng mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn bằng công nghệ Biofloc. Theo báo cáo của các Viện nghiên cứu về lĩnh vực thủy sản đã có 37 công nghệ, tiến bộ kỹ thuật thuộc các lĩnh vực nuôi, khai thác, bảo quản chế biến sau thu hoạch trong giai đoạn từ 2019 - 2022. Hầu hết các công nghệ và tiến bộ kỹ thuật có xuất xứ từ các nhiệm vụ KHCN các cấp và đã được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III cũng có một bài trình bày trong hội thảo, 5 posters trình bày tại hội thảo, và 10 quy trình công nghệ, tiến bộ kỹ thuật đăng trong tài liệu hội thảo, trong đó có 1 TBKT đã được công nhận, 4 quy trình công nghệ đã thông qua Hội đồng thẩm định TBKT, chờ ban hành quyết định công nhận. Tiêu biểu là các công nghệ về ương tôm hùm bông giống, sản xuất nhân tạo cá mặt quỷ, nuôi thương phẩm sá sùng, sản xuất giống hải sâm vú, nuôi thương phẩm cá chẽm trong ao và lồng sử dụng thức ăn công nghiệp, sản xuất giống giun cát, nuôi thương phẩm cá tầm Nga và cá tầm Xi-bê-ri thương phẩm trong bể và trong lồng bè. Các quy trình công nghệ, TBKT này đều đã được ứng dụng và chuyển giao vào thực tiễn sản xuất và đạt kết quả tốt.

HỘI THẢO GIỚI THIỆU TIẾN BỘ KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ MỚI TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN

Có rất nhiều ý kiến thảo luận từ các đại biểu tham dự hội nghị. Trong đó đa số ý kiến cho rằng việc phát triển nuôi biển hiện nay khác trước đây rất nhiều. Trước đây việc sử dụng quỹ đất cho nuôi biển chủ yếu do nghành thủy sản quyết định, theo hướng tăng diện tích để tăng sản lượng nuôi. Hiện nay quỹ đất ven biển không chỉ ưu tiên cho nuôi thủy sản như trước đây mà nhiều lĩnh vực khác như quản lý đô thị, du lịch, công nghiệp cũng quan tâm và cùng sử dụng nên quỹ đất về nuôi thủy sản càng ngày càng giảm đi. Vì vậy nuôi trồng thủy sản phải theo hướng không tăng diện tích nuôi (thậm chí còn giảm) nhưng áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến, theo hướng nuôi thâm canh các đối tượng chủ lực để đẩy mạnh xuất khẩu, gia tăng sản lượng gấp nhiều lần so với hiện nay. Đẩy mạnh nuôi biển xa bờ là rất cần thiết tuy nhiên cần phải giải quyết nhiều vấn đề tồn tại như cơ sở hạ tầng đủ chống chịu với thiên tai, chi phí đầu tư lớn, dịch vụ hậu cần nghề cá phải phù hợp. Trong giai đoạn tới, cần ưu tiên nghiên cứu các công nghệ sản xuất theo chuỗi từ khâu đầu vào đến đầu ra, có như thế thì mới khép kín quá trình sản xuất, nâng cao giá trị sản xuất và tránh dư thừa sản phẩm hàng hóa tạo ra.

Phát biểu bế mạc hội thảo, ông Nguyễn Hữu Ninh, Phó vụ trưởng Vụ khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ nông nghiệp và PTNT) cho rằng để đóng góp vào sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực thủy sản nói riêng, trong thời gian tới, các cơ quan nghiên cứu về lĩnh vực thủy sản cần đẩy mạnh hơn nữa trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực nuôi và chế biến sản phẩm sau thu hoạch. Cần chú trọng đến kinh tế tuần hoàn trong đó lưu ý đến chế biến các phụ phẩm của nghành thủy sản để nâng cao giá trị sản xuất và bảo vệ môi trường. Các nhà khoa học của các viện nghiên cứu, các trường đại học cùng các nhà doanh nghiệp, người dân liên kết với nhau tạo thành một chuỗi khép kín trong sản xuất, từ đó mới tạo được ra những sản phẩm có giá trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu và hướng tới một nền sản xuất thủy sản bền vững trong tương lai./.

HỘI THẢO GIỚI THIỆU TIẾN BỘ KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ MỚI TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN
Đại biểu tham dự Hội thảo
HỘI THẢO GIỚI THIỆU TIẾN BỘ KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ MỚI TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN
HỘI THẢO GIỚI THIỆU TIẾN BỘ KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ MỚI TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN
HỘI THẢO GIỚI THIỆU TIẾN BỘ KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ MỚI TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN HỘI THẢO GIỚI THIỆU TIẾN BỘ KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ MỚI TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN
Poster trình bày tại Hội thảo Bìa tài liệu Hội thảo

RIA3

Đối tác