Lượt truy cập:

1.692.776

Thời gian:

26/04/2024

Viện Nghiên cứu năng động nhất, tạo ra những giải pháp khác biệt, bền vững và cần thiết cho cộng đồng

Một số kết quả công tác tại Đại học Soonchunhyang và Hội nghị Nuôi trồng thủy sản thế giới WA2015 tại Jeju, Hàn Quốc

Tại Jeju, ngày 26/05/2015, nhóm nghiên cứu của Đại học Soonchunhyang (SCHU, Asan, Seoul) do Giáo sư Bang In Chul đứng đầu đã có buổi làm việc với các đối tác trong ngoài nước gồm Viện Nghiên cứu và Phát triển thủy sản quốc gia, NFRSI (TS. Kim Jong Hyun), ĐH Quốc gia Mokpo (TS. Lim Han Kyu), Viện III (TS. Hứa Ngọc Phúc) và Vụ Nghề cá Sabah, Malaysia (TS. Ahemad Sade). Phía Hàn Quốc báo cáo đã thành công trong sinh sản nhân tạo cá mú lai (mú đỏ/mú cọp x mú khổng lồ) giữa con bố/mẹ đặc hữu Hàn Quốc với cá mú nhiệt đới của Malaysia, kể cả trường hợp tinh lưu giữ sau một năm. Các bên cũng thảo luận các địa điểm dự kiến đặt trại thử nghiệm sản xuất và nuôi cá mú lai tại Malaysia, Việt Nam và Trung Quốc. Qua đó cho thấy Nha Trang của Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn cả để thực hiện dự án. GS. Bang In Chul dự kiến sẽ khắc phục khó khăn về nguồn cá bố mẹ dùng trong dự án cho phía Viện III.
 
Một số kết quả công tác tại Đại học Soonchunhyang và Hội nghị Nuôi trồng thủy sản thế giới WA2015 tại Jeju, Hàn Quốc

Ảnh: Cuộc họp thảo luận hợp tác quốc tế nghiên cứu nuôi cá mú tại Jeju ngày 26/05/2015. Bên phải từ trong ra: GS. Bang In Chul (thứ hai), TS. Ahemad Sade (thứ ba); Bên trái từ trong ra: TS. Hứa Ngọc Phúc (thứ hai), TS. Kim Jong Hyun (thứ ba).
 
Ngày 27/05/2015, Đoàn đã đi tham quan Trung tâm nuôi cá biển cận nhiệt đới của Viện Nghiên cứu và Phát triển thủy sản quốc gia (NFRDI). Tại chi nhánh Jeju, các loài cá mú lai, cá thu (Chub mackarel) và cá ngừ đại dương đang được thử nghiệm sản xuất giống, đặc biệt cá bơn oliu (Olive flounder) được sản xuất số lượng lớn.
 
Nuôi cá bơn oliu rất phát triển ở Jeju với doanh thu cao thứ hai trong các ngành sản xuất. Các trang trại nuôi cá bơn thương phẩm lớn như trang trại của công ty Thủy sản Senam.
Một số kết quả công tác tại Đại học Soonchunhyang và Hội nghị Nuôi trồng thủy sản thế giới WA2015 tại Jeju, Hàn Quốc
Ảnh: Tham quan trang trại nuôi cá bơn oliu của công ty Thủy sản Senam tại Jeju ngày 27/05/2015. GS. Bang In Chul (bên trái) và TS. Hứa Ngọc Phúc.
 

(xem hình) có sản lượng 400 tấn/năm, với mô hình nuôi tuần hoàn nước trong bể xi măng lớn có mái che. 

Hội nghị Nuôi trồng thủy sản thế giới (WA2015) năm nay được tổ chức tại đảo Jeju, từ các ngày 26-30/05/2015. Hội nghị bao gồm nhiều chuyên đề, từ di truyền và chọn giống đến công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản, dinh dưỡng và thức ăn, bệnh, thuốc và liệu pháp hóa học… cho đến các chuyên đề về các tiêu chuẩn, an toàn thực phẩm và các vấn đề xã hội như phụ nữ đối với ngành thủy sản, giáo dục và chuyển giao công nghệ. Riêng đối với nuôi trồng thủy sản, có nhiều chuyên đề riêng biệt đối với các đối tượng chủ lực và quan trọng như cá da trơn, cá chình, cá bơn, cá mú, cá ngừ đại dương, cá hồng, cá chẽm, cá tráp, cá nước lạnh, cá chép và rô phi. Nhóm giáp xác có tôm chân trắng, tôm hùm, cua và ghẹ. Ngoài ra còn có chuyên đề về nhóm mực và bạch tuộc. Về các công nghệ nuôi, các báo cáo tập trung vào công nghệ biofloc, nuôi lồng, nuôi khơi, nuôi ghép, nuôi sinh thái như thủy canh và cả nuôi hồ chứa.

 
Một số kết quả công tác tại Đại học Soonchunhyang và Hội nghị Nuôi trồng thủy sản thế giới WA2015 tại Jeju, Hàn Quốc
Ảnh: Tham dự Hội nghị nuôi trồng thủy sản thế giới, WA2015, Jeju ngày 27-30/05/2015. GS. Bang In Chul (bên trái) và TS. Hứa Ngọc Phúc.

 

Ngoài hơn 20 chuyên đề, tại WA2015 còn có hơn 500 báo cáo poster khác nhau. Bênh cạnh các hoạt động khoa học, Diễn đàn thủy sản được tham luận của nhiều học giả có tiếng. Triển lãm lần này có mặt hơn 140 đơn vị tham gia, với các sản phẩm công nghệ chủ yếu về giải pháp dinh dưỡng-thức ăn, thiết bị và công nghệ bán tự động hóa, vật liệu mới trong nuôi biển. 

Điều đáng lưu ý là vấn đề bệnh tôm EMS/AHPND đang rất nan giải nhưng không có báo cáo nào đáng ghi nhận. Trong khi đó, có thông tin về một bệnh mới xuất hiện ở tôm nuôi Ấn Độ mà chưa tìm ra được nguyên do, gọi là “Running Mortality Syndrome, RMS”, gây tôm chạy và chết. 
Công bố về công nghệ nuôi biển bào ngư tại Hàn Quốc và đặc biệt báo cáo thành công về sản xuất giống nhân tạo cá chình đầu tiên của học giả Hàn Quốc là những thông tin đáng quan tâm hơn cả. 

Hiệp hội Nuôi trồng thủy sản thế giới (WAS) cũng thông báo các hội nghị khác trong năm nay và sắp tới như Diễn đàn khu vực Thái Bình Dương về Công nghiệp và thương mại cá ngừ lần thứ 5 vào tháng 9/2015 tại Fiji; Hội nghị quốc tế bào ngư lần thứ 9, tháng 10/2015 tại Yeosu, Hàn Quốc; Hội nghị thế giới về tôm vào tháng 10/2015 tại Ấn Độ; Hội nghi Nuôi trồng thủy sản châu Âu vào tháng 10/2015 tại Rotterdam, Hà Lan; Hội nghi Nuôi trồng thủy sản thế giới khu vực Mỹ Latinh và Caribe vào tháng 11/2015, tại Brazil; Hội nghị Thủy sản thế giới lần thứ 7 vào tháng 5/2016, tại Busan, Hàn Quốc; Hội nghị Nuôi trồng thủy sản thế giới vào tháng 2/2016 tại Las Vegas, Hoa Kỳ; Hội nghị Nuôi trồng thủy sản châu Á-Thái Bình Dương, APA16 vào tháng 4/2016, tại Indonesia; Hội nghị Nuôi trồng thủy sản thế giới 2017 vào tháng 2/2017 tại Nam Phi.


 

Đối tác