Lượt truy cập:

1.695.192

Thời gian:

30/04/2024

Viện Nghiên cứu năng động nhất, tạo ra những giải pháp khác biệt, bền vững và cần thiết cho cộng đồng

NGHIỆM THU DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG “XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI SÁ SÙNG (SIPUNCULUS NUDUS LINNAEUS 1768) Ở CÁC TỈNH VEN BIỂN MIỀN TRUNG”

Ngày 24/05/2023, tại Thành phố Hà Nội, Trung tâm Khuyến nông Trung ương đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu kết thúc dự án khuyến nông Trung ương với Dự án “Xây dựng mô hình nuôi Sá sùng (Sipunculus nudus Linnaeus 1768) ở các tỉnh ven biển miền Trung”. Nhiệm vụ này do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III là đơn vị chủ trì thực hiện, ThS. Nguyễn Văn Giang làm Chủ nhiệm Dự án.

Nhiệm vụ thực hiện từ 03/2020 đến 12/2022, với các nội dung chính: 1) Xây dựng 6 mô hình nuôi thương phẩm Sá sùng ở các tỉnh ven biển miền Trung; 2) Đào tạo tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm Sá sùng; 3) Thông tin tuyên truyền. Tại buổi nghiệm thu, các thành viên hội đồng đã đánh giá cao kết quả đạt được của nhiệm vụ dù thực hiện trong thời gian ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid 19. Nhiệm vụ đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu và và sản phẩm theo đặt hàng và đúng theo thời gian quy định. Kết quả nổi bật của Dự án là đã xây dựng được 6 mô hình nuôi Sá sùng ở 4 tỉnh có 30 hộ dân tham gia mô hình trình diễn với tổng diện tích 6 ha. Kết quả sau 5-6 tháng nuôi các mô hình đạt năng suất từ 5,0-5,3 tấn/ha (đạt 100% chỉ tiêu); sản lượng 5,0-5,3 tấn/mô hình, tỷ lệ sống trung bình là 72 -75% (đạt 100% chỉ tiêu), kích cỡ thu hoạch trung bình 8,6 – 11,3 gram/con (đạt 100% chỉ tiêu). Tổng sản lượng Sá sùng thương phẩm của 6 mô hình là 30,742 tấn (vượt chỉ tiêu). Dự án tổ chức 06 cuộc hội nghị tổng kết cho 180 (đạt 100% chỉ tiêu) người tham dự để đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình nơi triển khai mô hình trình diễn. Dự án cũng đã tổ chức 6 lớp tập huấn trong mô hình về “Kỹ thuật nuôi Sá sùng thương phẩm” cho 30 hộ dân (đạt 100% chỉ tiêu) là những người tham gia nuôi mô hình trình diễn. Dự án đã tổ chức 6 lớp tập huấn ngoài mô hình về “Kỹ thuật nuôi Sá sùng thương phẩm” cho 180 người dân làm nghề nuôi trồng thủy sản và đã tổ chức 6 hội nghị đầu bờ cho 240 người dân; 6 hội nghị tổng kết mô hình với 180 người dân tham gia (đạt  100% chỉ tiêu). Dự án cũng đã phát 1.050 cuốn tài liệu “Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật nuôi Sá sùng” và đăng một bài trên công thông tin điện tử của Viện. Sau khi dự án triển khai ngoài 30 hộ dân tham gia nuôi trình diễn còn có 33 hộ dân ngoài dự án tham gia nuôi Sá sùng. Vì vậy khả năng nhân rộng mô hình đạt 110% (chỉ tiêu ≥ 15%). Dự án được các thành viên thống nhất nghiệm thu với kết quả đánh giá xếp loại của Hội đồng ở mức Đạt.

Chủ tịch hội đồng và các thành viên đánh giá cao kết quả thực hiện của dự án “Xây dựng mô hình nuôi Sá sùng (Sipunculus nudus Linnaeus 1768) ở các tỉnh ven biển miền Trungvà mong muốn kết quả dự án tiếp tục được nhân rộng ở khu vực miền Trung, nơi có tiềm năng phát triển nghề nuôi Sá sùng thành sản phẩm hàng hóa đáp ứng được nhu cầu về Sá sùng hiện nay.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA DỰ ÁN
NGHIỆM THU DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG “XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI SÁ SÙNG (SIPUNCULUS NUDUS LINNAEUS 1768) Ở CÁC TỈNH VEN BIỂN MIỀN TRUNG” NGHIỆM THU DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG “XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI SÁ SÙNG (SIPUNCULUS NUDUS LINNAEUS 1768) Ở CÁC TỈNH VEN BIỂN MIỀN TRUNG”
Sá sùng giống Sá sùng thương phẩm
NGHIỆM THU DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG “XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI SÁ SÙNG (SIPUNCULUS NUDUS LINNAEUS 1768) Ở CÁC TỈNH VEN BIỂN MIỀN TRUNG”
Mô hình nuôi Sá sùng ở xã Vạn Khánh
NGHIỆM THU DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG “XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI SÁ SÙNG (SIPUNCULUS NUDUS LINNAEUS 1768) Ở CÁC TỈNH VEN BIỂN MIỀN TRUNG”
Tập huấn kỹ thuật nuôi Sá sùng

RIA3

Đối tác